Sự Độc Đáo Ở Cây Tùng Cối Sẽ Khiến Bạn Ngạc Nhiên

Cây tùng cối là gì?

cây tùng cối

Đối với ai quan tâm nhiều về ý nghĩa tâm linh. Thì cây tùng cối chính là biểu tượng đặc trưng của sự vững chắcsự trường thọ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn mọi thông tin cần biết về cây tùng cối,giá thành, cách trồng và chăm sóc đến những lưu ý quan trọng khi trồng và chăm sóc để cây luôn khỏe mạnh.

Đặc điểm của cây tùng cối

  • Thân cây: Thân của cây tùng cối thường là phần được coi là chính trong nghệ thuật bonsai. Thân có thể có vân gỗ rõ nét, gợn sóng tự nhiên và có màu từ nâu nhạt đến xám bạc.
  • Lá cây: Lá của cây tùng cối có hình dạng kim tự tháp, thường mọc thành cặp hoặc nhóm. Lá kim của tùng cối thường có màu xanh đậm. Một số loại lá mềm, một số loại khác có lá cứng.
  • Rễ: Có hệ thống rễ cọc mạnh mẽ, giúp cây đứng vững. Ngoải ra rễ cũng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng và giúp cây duy trì sự cân bằng trong chậu.

Nguồn gốc của cây tùng cối

Cây tùng cối, hay còn gọi là cây duyên tùng (Juniperus chinensis Sargentii) có nguồn gốc từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, chủ yếu là các vùng khí hậu ôn đớicận nhiệt đới. Hiện nay được sử dụng phổ biến trong việc làm cây cảnh, cây phong thuỷ hoặc để làm mặt hàng gỗ xây dựng.

Ý nghĩa của cây tùng cối

cây tùng cối
  • Biểu tượng vững chắc và trường thọ: Với hình dáng thẳng đứng và sức sống lâu năm, cây tùng cối thường được coi là biểu tượng của sự vững chắc, kiên định và sức mạnh. Đây là một loại cây thường được đem đi biếu tặng nhằm cầu chúc cho chủ nhà có được sự trường thọ trong cuộc sống.
  • Phong thủy và may mắn: Theo quan niệm phong thủy, cây tùng cối mang lại sự may mắn và bình an cho gia chủ. Nó thường được trồng ở những nơi có ý nghĩa phong thủy nhằm mang đến sự bình yên và thịnh vượng cho ngôi nhà.

Phân biệt những loại cây tùng cối hiện nay

Được biết đến với hình dáng đặc trưng và tính chất chịu khô. Những loài tùng cối không chỉ có giá trị sinh thái mà còn đóng vai trò quan trọng trong ngành lâm nghiệp và làm cảnh quan xanh cho các khu vườn và công viên. Mỗi loài đều có những đặc điểm và ứng dụng riêng biệt tùy thuộc vào điều kiện sinh thái và vùng đất mà chúng sinh sống.

Tùng cối Địa Trung Hải

  • Nguồn gốc: khu vực Địa Trung Hải
  • Hình dạng lá: Lá mọc thành đôi, mềm và mỏng. Màu xanh đậm xếp chồng lên nhau tạo thành lớp
  • Thân : hình dáng thon gọn và thẳng đứng, thường có thân cây thẳng và tán lá rộng, hình nón khi trưởng thành. Có thể cao từ 10-20 mét, thậm chí có thể cao hơn
  • Quả: chóp hình cầu nhỏ, dài khoảng 2-3cm, có màu nâu và thường có các vảy cứng. Chức hạt nhỏ có thể rụng khi chín

Cây tùng cối Địa Trung Hải thường được trồng làm cây cảnh hoặc hàng rào trong các khu vườn và công viên. Ngoài ra cây còn được sử dụng trong kiến trúc cảnh quan

Tùng cối Arizota

  • Nguồn gốc: Bắc Mỹ, đặc biệt là khu vực Arizota và Mexico
  • Hình dạng lá: Lá của cây thông này dài từ 7 đến 15 cm, mọc thành cụm từ 2 đến 4 lá. Có màu xanh xám hoặc xanh bạc, có thể có một chút ánh bạc khi tiếp xục với ánh sáng
  • Thân: Cây tùng Arizona thường có hình dạng thẳng đứng và cao, với thân cây thường thẳng và tán lá hình nón rộng. Cây có thể đạt chiều cao từ 24 đến 60 mét màu nâu sẫm và có các vân nứt sâu.
  • Quả: Hình chóp cầu, dài khoảng 1,5-2,5 cm có màu nâu

Cây tùng cối Arizota thường được trồng làm cây cảnh, hàng rào hoặc trong các khu vực cảnh quan đô thị nhờ vào hình dáng đẹp. Cây cũng được sử dụng trong việc chống xói mòn đất vả cải thiện chất lượng không khí

Tùng cối Mexico

  • Nguồn gốc: Trung Mỹ và Mexico, khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới
  • Hình dạng lá: lá nhỏ, dạng vảy màu xanh đậm hoặc xám, thường có ánh bạc hoặc xanh lục nhạt khi có nắng tiếp xúc, lá cây khít nhau tạo thành các lớp mỏng
  • Thân: Dạng tháp hoặc hình nón, tán cao và rộng, thường thẳng đứng. Có vỏ màu nâu xám hoặc nâu đỏ, thường có vảy nhỏ hoặc sần sùi
  • Quả: dài khoảng 1,5-2,5 cm có màu nâu và vảy cứng

Loài cây này có giá trị kinh tế cao trong ngành lâm nghiệp, được trồng để sản xuất gỗ xây dựng và gỗ nóng. Ngoài ra, cây tùng cối Mexico cũng được sử dụng làm cây cảnh trong các khu vườn và công viên

Tùng cối Nootka

  • Nguồn gốc: khu vực ven biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ, từ Alaska đến Bắc California
  • Hình dạng lá: Lá của tùng cối Nootka mọc thành cụm từ 2 đến 4 lá, mỗi lá dài khoảng từ 2 đến 5 cm. Lá mảnh, mềm và có màu xanh sáng.
  • Thân: Tùng cối Nootka có hình dạng thân cây thường thẳng và cao, có thể đạt chiều cao từ 15 đến 30 mét. Tán lá hình nón rộng và thường xanh quanh năm. Có màu nâu sẫm, dày và có các vân nứt sâu, vỏ cây có thể có màu sắc và hình thái khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của cây.

Loài cây này có giá trị kinh tế trong ngành lâm nghiệp, được sử dụng chủ yếu cho sản xuất gỗ xây dựng, gỗ nóng và làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy. Ngoài ra, tùng cối Nootka cũng được trồng làm cây cảnh trong các khu vườn và công viên.

Lưu ý cách trồng và chăm sóc cây tùng cối

Cách trồng cây tùng cối

Bước 1: Chuẩn bị đất và chọn vị trí

  • Đất: Cây tùng cối thích đất thông thoáng, giàu dinh dưỡng và có độ pH từ trung tính đến kiềm nhẹ (pH khoảng 6-8). Đất cần có khả năng thoát nước tốt để tránh tình trạng ngập úng gây hại cho cây.
  • Ánh sáng: Cây tùng cối cần ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc bán sáng. Chọn vị trí có ánh sáng đầy đủ để cây phát triển khỏe mạnh.
  • Không gian: Xác định không gian cần thiết cho cây tùng cối phát triển. Cây tùng cối có thể trồng riêng lẻ hoặc thành hàng rào cây sống, vì vậy cần tính toán khoảng cách phù hợp giữa các cây.

Bước 2: Chọn và mua cây tùng cối

  • Chọn cây: Chọn cây tùng cối khỏe mạnh, có lá xanh tươi và không có dấu hiệu của bệnh tật hay sâu bệnh. Hơn hết nên lựa chọn những nguồn cung uy tín và phù hợp với bản thân của bạn
  • Thời điểm trồng: Thường thì mùa xuân và mùa thu là thời điểm tốt nhất để trồng cây tùng cối. Nếu trồng vào mùa hè, cần chú ý tưới nước đều đặn để cây không bị thiếu nước.

Bước 3: Quá trình trồng cây

  • Đào lỗ trồng: Đào lỗ có độ sâu và đường kính phù hợp với gốc cây tùng cối. Thường đường kính hố đào khoảng 1.5 lần đường kính gốc cây và độ sâu hố tầm 2 lần đường kính gốc cây.
  • Chuẩn bị hố trồng: Trước khi đặt cây vào hố, hãy trộn đất cũ với phân bón hữu cơ để tạo điều kiện tối ưu cho cây phát triển.
  • Trồng cây: Đặt cây vào hố trồng và lấp đất xung quanh gốc cây, sau đó nhẹ nhàng đổ nước để đất lắng xuống và bám chặt vào gốc cây.

Cách chăm sóc cây tùng cối

cây tùng cối

Tưới nước đúng cách: Những tuần đầu,cây cần được tưới nước thường xuyên để giữ đất ẩm nhẹ. Tránh tưới quá nhiều, cây tùng cối khá khó chịu khi đất ẩm ướt quá lâu, do đó cần kiểm tra độ ẩm của đất trước khi tưới để tránh tình trạng thái nước quá dư thừa.

Bón phân định kỳ: Cây tùng cối cần được bón phân định kỳ để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Sử dụng phân bón giàu đạm và kali sẽ giúp cây có lá xanh bóng, khỏe mạnh hơn.

Cắt tỉa định kỳ: Thực hiện cắt tỉa để duy trì hình dáng và kích thước của cây. Cắt bớt các cành khô, cây non hay những phần mọc dại sẽ giúp cây tùng cối có dạng cây đẹp mắt hơn.

Kiểm tra sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra để phát hiện sớm các dấu hiệu của sâu bệnh hay các bệnh cây khác. Nếu phát hiện sớm, có thể xử lý kịp thời để tránh cây bị hại nặng.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây tùng cối

Bảo vệ cây khỏi thời tiết khắc nghiệt: Trong mùa đông lạnh giá, bảo vệ cây khỏi gió lạnh bằng cách có thể sử dụng vật liệu che phủ hoặc vải dù.

Làm sạch vùng gốc cây: Thường xuyên làm sạch lá và các vật liệu chết xung quanh gốc cây để giảm nguy cơ bệnh tật

Ưu điểm, nhược điểm về cây tùng cối

Ưu điểm ở cây tùng cối

cây tùng cối

Thích nghi tốt: Cây tùng cối có khả năng thích nghi tốt với nhiều loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau. Điều này làm cho cây phổ biến và dễ trồng ở nhiều vùng khác nhau.

Tốc độ sinh trưởng nhanh: Cây tùng cối có tốc độ sinh trưởng nhanh, đặc biệt là trong giai đoạn đầu sau khi được trồng. Nhờ vào tốc độ này, cây tùng cối có thể nhanh chóng tạo thành một bức tường cây xanh mát, hoặc là một cây cảnh lớn trong vườn nhà.

Dễ bảo quản và chăm sóc: Cây tùng cối không yêu cầu quá nhiều công việc bảo quản và chăm sóc. Nó có thể chịu được khô hạn trong một thời gian ngắn và cũng không cần phải tưới nước thường xuyên. Điều này làm cho việc chăm sóc cây tùng cối dễ dàng hơn so với một số loài cây khác.

Màu sắc và hình dạng đẹp: Lá của cây tùng cối có màu xanh lục đặc trưng, tạo nên một màu sắc tươi mát cho khu vườn. Hình dạng của cây thường thẳng đứng, mọc theo từng tầng, tạo nên một cảnh quan rất hài hòa và bắt mắt.

Nhược điểm ở cây tùng cối

Nhạy cảm với điều kiện đất: Cây tùng cối không thích ứng tốt với đất ẩm ướt, đặc biệt là đất ngập nước lâu dài. Điều này có thể dẫn đến mục nát rễ và gây ra các vấn đề sức khỏe cho cây.

Nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu và ánh sáng: Mặc dù cây tùng cối thích ánh sáng mặt trời, nhưng nó có thể không chịu được những thay đổi khí hậu đột ngột và nắng mạnh, đặc biệt là trong mùa hè nắng nóng.

Bệnh và sâu bệnh: Cây tùng cối có thể bị nhiễm một số bệnh và sâu bệnh như bệnh sương mai, nấm mốc và các loại sâu gây hại. Điều này yêu cầu việc kiểm tra và phòng ngừa thường xuyên để bảo vệ cây khỏi các bệnh tật này.

Khả năng bám bụi: Lá cây tùng cối có thể dễ bám bụi, đặc biệt là ở những nơi có không khí ô nhiễm hoặc trong môi trường đô thị. Điều này yêu cầu việc làm sạch và bảo trì thường xuyên để duy trì sự sạch sẽ và làm đẹp của cây.

Các bệnh thường gặp ở cây tùng cối

Bệnh sương mai (Needle blight): Đây là bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cây tùng cối. Bệnh gây ra sự mất lá, thường bắt đầu từ các lá dưới cành và lan dần lên cây. Điều trị bệnh thường bao gồm loại bỏ các phần cây bị nhiễm bệnh và sử dụng thuốc trừ sâu phòng chống.

Bệnh nấm mốc (Powdery mildew): Bệnh này gây ra các đốm mốc trên lá cây, làm giảm khả năng hấp thụ ánh sáng và làm yếu cây. Điều trị bệnh thường bao gồm phun thuốc phòng trừ nấm mốc và duy trì độ thông thoáng cho cây.

Bệnh sâu bệnh (Root rot): Đây là vấn đề phổ biến khi cây bị ngập nước quá lâu, gây ra sự phân hủy của rễ cây. Để phòng tránh, hãy đảm bảo rằng đất trồng có đủ thoát nước và tránh tưới quá nhiều nước.

Bệnh sâu bệnh (Aphids): Các loại rệp có thể gây ra sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cây và lây lan bệnh dưới dạng vết thương trên cây. Để trị bệnh, có thể sử dụng phương pháp cơ bản như phun nước áp suất cao hoặc các thuốc trừ sâu.

Cây tùng cối giá bao nhiêu

TÙNG CỐI THEO KÍCH THƯỚCGIÁ TIỀN
15 đến 50 cm10.000 – 65.000 VNĐ/ CÂY
0.5 đến 1 m65.000 – 120.000 VNĐ/ CÂY
1 – 2 m120.000 – 550.000 VNĐ/ CÂY
3 – 4 m1.200.000 – 1.800.000 VNĐ/ CÂY
*Bảng giá chỉ mang tính chất minh hoạ. Chưa được tính phí vận chuyển và VAT

Vì sao nên lựa chọn nguồn cung tại Cây Tốt

Chất lượng đảm bảo: Khi trao đến tay người dùng Cây Tốt đã chọn lọc nghiêm ngặt và kiểm tra chất lượng của cây một cách kỹ càng nhất. Do đó Cây Tốt có thể đảm bảo rằng cây khi đưa ra thị trường là những cây khoẻ mạnh, khoẻ về ngoại hình và sức khoẻ bên trong cây

Đa dạng về loại cây: Vì là một nguồn cung uy tín. Cây Tốt có sự đa dạng về loài cây như cây hương tuyết , cây hải châu, cây tùng la hán,….. người mua có thể yên tâm lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và không gian nhà sống của mình

Hỗ trợ chăm sóc sau khi mua: Nhân viên và chính sách hỗ trợ, tư vấn khách hàng đã được bên Cây Tốt thông qua nên việc cung cấp thông tin về cách chăm sóc, tưới nước, bón phân và các yếu tố khác để cây phát triển tốt nhất 

An tâm về giá thành: Luôn hiểu tâm thế của người mua hàng, Cây Tốt luôn tạo ra những mặt hàng tốt nhất với giá thành tốt nhất cho khách hàng có thể lựa chọn. Với nhiều mức giá, những bên Cây Tốt cam kết, những sản phẩm trao đến tay người tiêu dùng sẽ luôn là sản phẩm tốt nhất

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH CÂY TỐT

Địa Chỉ: số 71 Tỉnh Lộ 923C, ấp Mang Cá, xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

Điện Thoại: 0917999127